Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

T4, 06 / 2020 10:08 sáng | kien-thuc-kinh-doanh

Chiến lược kinh doanh chính là chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà việc xây dựng chiến lược kinh doanh tốt đòi hỏi sự tận tâm và hiểu biết khá lớn ở người lập chiến lược. Vậy bạn đã biết cách xây dựng một bản chiến lược kinh doanh tốt cho mình chưa?

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả | Kinhdoanh247.vn

Xây dựng chiến lược kinh doanh ảnh hưởng khá lớn tới sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì thế nên quá trình thông qua chiến lược kinh doanh thường được diễn ra qua nhiều cấp, phòng ban một cách gắt gao. Do đó nó đòi hỏi ở người lập cần có trình độ chuyên môn cao cùng với kỹ năng lập kế hoạch tốt. Cùng tìm hiểu một số những hướng dẫn giúp bạn sở hữu cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn hảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LÀ GÌ?

Chiến lược kinh doanh là việc xác định cách thức, phương hướng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tùy vào các doanh nghiệp khác nhau, ngành kinh doanh và môi trường khác nhau mà họ có cách mục tiêu cũng như chiến lược riêng. Tuy nhiên nhìn chung việc xây dựng chiến lược kinh doanh thường liên quan tới:

  • Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.
  • Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.
  • Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.

MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Dựa vào điều kiện của từng doanh nghiệp mà người thiết lập chiến lược đưa ra từng mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên với mong muốn bạn đọc có được một cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi xin đưa ra toàn cảnh về mô hình chiến lược kinh doanh dùng chung cho mọi công ty:

  • Môi trường cạnh tranh: Ở đây việc cần làm là nhận diện hình ảnh và hồ sơ của đối thủ bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu.
    Xây dựng bộ lợi ích để đáp ứng chào hàng: Nó được hiểu là bạn cần chú trọng nhu cầu – vấn đề của khách hàng cần phải quyết, mô tả chào hàng – các lợi ích lý tính và cảm tính và kết hợp với chiến lược giá và giá trị.
  • Chiến lược và định vị thị trường: Bạn cần xác định rõ định vị lợi ích lớn nhất từ đó đưa ra các chiến lược thương hiệu, chiến lược thâm nhập thị cũng như các rào cản thay thế.
  • Chiến lược bán hàng và Truyền thông: Cụ thể là các nội dung như chiến lược sale và kênh bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng, đo lường và các biện pháp tăng doanh thu, chiến lược quảng cáo, chiến lược PR,…
  • Tung sản phẩm: Ở đây bạn cần xác định rõ mốc thời gian tung cùng các chiến lược đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
    Tổ chức và cách thức hoạt động: Nó có nghĩa ra bạn phải làm rõ các cấu trúc, mô hình hoạt động. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách thức quản lý nguồn nhân lực và quản trình kinh doanh
  • Phân tích tài chính: Thực hiện đưa ra các mô hình tài chính -Cấu trúc chi phí -Lợi nhuận và doanh thu dự kiến.

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả | Kinhdoanh247.vn

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khổ hơn các mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh để hiểu và biết cách hoàn thiện thêm bản chiến lược của mình. Bởi lẽ chỉ một bản chiến lược tối mới được coi trọng và thông qua để đi vào thực hiện. Hơn nữa nó cũng góp phần lớn trong việc khẳng định năng lực của bạn.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên cũng chính là bước quan trọng nhất trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ khi xác định được đúng mục tiêu của mình thì chiến lược mới có đích để hướng tới. Điều này nó cũng tương tự như việc bạn cứ đi trong mông lưng và không biết điều thực sự mình muốn làm là gì thì quá trình đó sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó dù là làm bất cứ điều gì bạn cũng cần phải có mục tiêu và nhờ có nó bạn mới biết mình phải làm gì mà có động lực thôi thúc mình hoàn thành nó.
Trong bước đầu tiên này bạn cần thực hiện:

  • Tầm nhìn: Là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh: Nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm
  • Mục tiêu chiến lược: Chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.

2. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Ý nghĩa của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường để đưa ra các biện pháp đối phó phù hợp. Trong đó bao gồm việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá môi trường ngành cũng có ý nghĩa khá lớn trong việc tìm ra các lợi thế và có phương pháp khai thác nó để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

3. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

Không chỉ riêng việc phân tích môi trường bên ngoài quan trọng mà phần môi trường bên trong cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Bởi lẽ nó giúp tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Nhờ vào nó mà công ty đưa ra các cách thức đạt đến lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó nó cũng góp phần đưa công ty phát triển một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng.

4. Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh tốt có thể đưa doanh nghiệp phát triển và chiếm lĩnh một lượng lớn thị trường mục tiêu. Nhưng trái lại một chiến lược kinh doanh tốt tốt, không phù hợp cũng có thể kiến doanh nghiệp phá sản. Chính bởi vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần hết sức cẩn thận và luôn bám sát nguồn lực công ty cũng như biến đổi của thị trường.

5. Triển khai thực hiện chiến lược

Triển khai là bước đánh dấu sự bắt đầu của một chiến lược kinh doanh. Ở đó chúng ta thực hiện chiến lược là việc xây dựng các cách thức, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra. Việc triển khai thực hiện chiến lược cần phải rõ ràng có phân công công việc cụ thể và lộ trình thực hiện các công việc.

6. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện

Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra… Dựa vào đó giúp doanh nghiệp nhận ra sớm các vấn đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn. Đặc biệt nó giúp xác định liệu chiến lược có đi đúng hướng hay không và kiểm tra xem liệu nhân viên có được giao hay không. Bởi vậy đây vẫn luôn là một trong những bước không thể thiếu trong một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

1. Thiết lập mục tiêu của công ty

Thiết lập mục tiêu là việc lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Ví dụ như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Việc xác lập được mục tiêu trong việc xây dựng chiến lượng kinh doanh tại công ty giúp bạn biết đích đến và cố gắng nỗ lực để đạt được nó. Tuy nhiên mức tiêu đưa ra phải hợp lý dựa theo các điều kiện nguồn lực hữu hạn của công ty. Ví dụ nếu công ty còn nhỏ lẻ và điều kiện thị trường không cho thấy có cơ hội để phát triển nhưng bạn lại đặt doanh thu cần đạt được tương tự như một doanh nghiệp lớn thì nó không thể thành công và thậm chí làm nhân viên chán nản.

2. Đánh giá vị trí hiện tại

Để thực hiện được mục tiêu đề ra thì chúng ta cần phải đưa ra các đánh giá về : Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Ngoài ra cũng cần phải có các đánh giá về nội bộ bên trong doanh nghiệp như phân tích điểm mạnh yếu của quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Một trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu là nghiên cứu thị trường và đối thử. Bởi lẽ, thứ nhất thị trường là nơi có thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu là đối tượng quan trọng nhất đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó thị trường cũng ẩn chứa các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua. Thứ hai về đối thủ cạnh tranh thì có thể là cạnh tranh trực tiếp hoặc cạnh tranh gián tiếp. Hộ kinh doanh các mặt hàng đối đầu với sản phẩm của doanh nghiệp và sẵn sàng thế chỗ doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Do đó trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải có nghiên cứu đối thủ để tìm cách vượt qua đối thủ nhờ điểm mạnh của mình và không để đối thủ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của mình.

4. Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh

Chiến lược sản phẩm là nền tảng là xương sống của chiến lược kinh doanh. Bởi, chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu và hạn chế rủi ro. Vì vây doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm như: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn. Bên cạnh đó trong xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cần sự kết hợp khéo léo của các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

5. Phân bố ngân sách theo mục tiêu

Ngân sách của doanh nghiệp là hữu hạn. Do đó trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thì cần phải đảm đảm phân bổ tốt ngân sách chi tiêu. Bởi lẽ nếu không thực hiện hoạch định kế hoạch ngân sách này trước mà để chi tiêu một cách tràn lan thị các hoạt động ở các giai đoạn sau của chiến lược dễ sẽ không có ngân sách chi tiêu và rơi vào tình trạng đình trệ. Do đó bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình.

6. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô. Bên cạnh đó thông qua việc kiểm soát cũng biết được thái độ làm việc của nhân viên để có biệt phát khích lệ và xử phạt hợp lý.

KẾT LUẬN

Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt được. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh người lập cần phải phân tích các yếu tố nguồn lực, yếu tố vi mô, vĩ mô một cách chi tiết để giúp kế hoạch thêm hoàn chỉnh và hướng đến mục tiêu nhanh chóng hơn. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Kinhdoanh247.vn - Kết nối bạn đến thành công!
Bài viết cùng chuyên mục