Thương mại điện tử hiện nay đã không còn quá mới mẻ tại Việt Nam và kéo theo đó là việc kinh doanh online đang ngày càng phát triển mạnh. Trong bối cảnh ấy, cạnh tranh thị trường là một yếu tố không thể thiếu để tạo ra bước đột phá đối với sự phát triển của xã hội. Chính sự cạnh tranh này đòi hỏi những người làm kinh doanh không chỉ cần kĩ năng hiểu tâm lý khách hàng mà còn phải có những phương pháp riêng để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
1. Phát hiện đối thủ cạnh tranh
Cách cơ bản nhất để nhận diện đối thủ cạnh tranh đó chính là lĩnh vực phát triển tuy nhiên vậy vẫn chưa đủ để phân loại bởi từ khi thương mại điện tử du nhập, những chiến lược marketing phát triển mạnh đã khiến việc kinh doanh có xu hướng biến đổi. Có nhiều cách để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, tuy nhiên Google và các sàn thương mại điện tử chính là nơi mà bạn nên tìm đến đầu tiên.
Google chính là nơi bạn có thể tìm kiếm được đối thủ cạnh tranh dễ dàng nhất
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm tên cửa hàng, doanh nghiệp, ý tưởng sản phẩm và ý tưởng kinh doanh tổng thể của họ. Tiếp tục tìm kiếm các trang mạng xã hội, các kênh bán hàng trực tuyến mà họ đang sử dụng. Một số công cụ mà bạn có thể sử dụng để khai thác thông tin về đối thủ cạnh tranh bao gồm:
- Alexa, KeywordSpy, Hoovers, Ahrefs và ReferenceUSA.
Mục tiêu của giai đoạn này là tìm kiếm được nhiều đối thủ nhất có thể để có cái nhìn bao quát về cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp rất khó có thể xác định chính xác đối thủ của mình là ai khi sự liên quan giữa hoạt động sản xuất ngày càng lớn. Đáng sợ hơn hết là các đối thủ ngầm có nguy cơ hơn những đối thủ hiện hữu.
2. Xác định mục tiêu và phân khúc thị trường của đối thủ
Sự hiểu biết về những mục tiêu sẽ cho phép đưa ra các dự đoán về khả năng của đối thủ cạnh tranh về tài chính, mức độ phản ứng với bên ngoài, các hành động của đối thủ cạnh tranh. Đối với đối thủ trong kinh doanh online thì việc phân tích thông qua website và các chương trình marketing, thông điệp trên từng kênh online là không thể bỏ qua. Bạn có thể tìm kiếm điều này thông qua phân tích website đối thủ.
Phân tích website của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ tìm ra được mục tiêu và thị trường nhắm đến của họ
Trang web vừa là cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp vừa là nơi doanh doanh nghiệp cung cấp những thông tin về doanh nghiệp và về sản phẩm, dịch vụ, cách thức tiếp cận,… chính từ đó bạn có thể nắm bắt được đối tượng khách hàng mà họ hướng tới, nội dung thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng, phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tìm hiểu về tài khoản mạng xã hội của đối thủ có rất nhiều lợi ích. Nếu fanpage của đối thủ có nhiều lượt theo dõi và tương tác tốt chứng tỏ thị trường kinh doanh sản phẩm đó rất tiềm năng. Ngoài ra, khi theo dõi fanpage của đối thủ, bạn có thể đánh giá điều gì họ làm tốt hoặc chưa tốt để rút kinh nghiệm cho mình.
3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Mô hình SWOT được sử dụng nhiều nhất trong công đoạn này, SWOT bao gồm Strength (điểm mạnh); weakness (điểm yếu); Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Bước đầu tiên để xác định sức mạnh và điểm yếu của đối thủ là phải thu thập những dữ liệu quan trọng về tình hình kinh doanh của họ như là: thị phần, lợi nhuận, tái đầu tư, lượng tiền mặt, đầu tư mới …
Bạn có thể thu thập được những thông tin này thông qua các công ty nghiên cứu thị trường. Các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ đều được xếp loại theo nhiều thang bậc khác nhau để công ty dễ dàng đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Các vấn đề cần đánh giá là : Khách hàng, Chất lượng sản phẩm, Chủng loại sản phẩm, Hỗ trợ kỹ thuật, Đội ngũ bán hàng …
Mô hình SWOT sẽ giúp bạn đánh giá được chi tiết và rõ ràng về đối thủ cạnh tranh của mình
Đặc biệt cần lưu ý. việc nghiên cứu đối thủ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để nắm bắt kịp thời những thay đổi của đối thủ và phát hiện những thách thức mới trên thị trường, từ đó có thể giúp bạn lập những chiến lược kinh doanh phù hợp.